Marketing làm mỗi ngày là gì? 10 Công việc Marketing làm mỗi ngày

Marketing làm mỗi ngày là gì 10 Công việc Marketing làm mỗi ngày

1. Đề ra mục tiêu cụ thể

Hầu hết các marketers chuyên nghiệp và thông minh đều có mục đích và đặt ra cho mình những mục tiêu phát triển nhất định. Nếu bạn không lập ra bất kì dự định nào cho các chiến dịch marketing sắp diễn ra thì làm sao mà bạn thành công được.

Ngược lại, khi bạn có dự định rõ ràng là marketing làm gì sẽ giúp dễ dàng thành công hơn. Điều này cũng sẽ rất có ích cho các bạn sinh viên mới ra trường muốn phát triển nhanh.

Mỗi người đều có định nghĩa khác nhau về thành công.

Đôi khi thành công của bạn chính là việc hình thành được dữ liệu khách hàng, đáp ứng được nhu cầu khách hàng, có được khoản doanh thu mong đợi. Dù là gì đi nữa thì hãy nhớ cân nhắc. Lập ra những dự định mà bạn có khả năng bạn sẽ đạt được nó.

2. Học hỏi từ đối thủ trong ngành marketing

Chớ nên làm tiếp thị một cách thụ động. Đổi lại, trong ngành marketing hiện đại, bạn hãy tập học hỏi từ chính đối thủ của mình: xác định họ là ai? họ đang hoạt động ra sao?

Chẳng có gì phải ngại khi làm vậy cả. Ngoài ra, marketers còn phải phân tích đối thủ cạnh tranh xem họ sắp tổ chức triển khai theo hướng nào. Và chính xác thì họ so với mình có những điểm mạnh điểm yếu ra sao?

Chính những việc này giúp bạn hiểu rõ đối thủ của mình, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể.

Đối thủ đang xếp hạng 3 trong mục tìm kiếm Google? Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần tập trung đẩy nhanh hoạt động kinh doanh của mình hơn nữa.

3. Xác định đúng đối tượng khách hàng

Đây đáng ra là điều hiển nhiên nhưng bất ngờ thay là vẫn còn nhiều bộ phận marketing chưa thể nhắm đúng đối tượng khách hàng mình tìm kiếm.

Là một marketer, việc xác định rõ ràng đối tượng cần hướng đến là ai thật sự quan trọng.

Để làm được điều này, chúng ta có thể tự mình thiết kế ra mô hình mẫu marketing cũng như chân dung khách hàng tiềm năng. (Bạn có thể xem thêm về mô hình 7P Marketing hay 4P trong Marketing để hiểu rõ hơn). Chân dung khách hàng tiềm năng này sẽ cho bạn biết cách thức. Thời điểm và nơi bạn sẽ tiếp cận khách hàng của mình.

4. Viết content

Việc này chắc trước giờ bạn nghe quen rồi nhỉ!

Vậy nhiệm vụ viết content của marketer là gì?

Cụ thể, là bạn cần biết cách viết blog, ebooks, pdf, memes, infographics, webinars, slide decks,… và nhiều thứ khác nữa. Có hàng ngàn loại content có thể áp dụng và vì vậy mà marketer không khỏi bối rối.

Marketer chuyên nghiệp có khả năng tạo ra những bài content mang tính viral rộng rãi đến khách hàng. Thông qua content marketing, người dùng tiềm năng hiểu rõ ngành nghề của bạn quan trọng như thế nào. Đồng thời dễ dàng tạo lòng tin nơi khách hàng.

5. Giáo dục và duy trì quan hệ với khách hàng

Marketing làm gì mỗi ngày? Đó chính là gây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng. Bạn nên bắt đầu việc này từ giây phút khách hàng lần đầu tìm đến thương hiệu của mình trên Internet.

Marketers nuôi dưỡng các mối quan hệ thông qua emails automated. Họ gửi đi 1 loạt emails, bao gồm trong đó là các bài content khách hàng có thể quan tâm nhằm xác định rõ ràng sở thích khách hàng.

Bạn cũng có thể duy trì theo hình thức riêng tư hơn thông qua các email cá nhân. Theo dõi tỷ lệ chuyển đổi và nguồn chạm gần đây trên website của mình để có thêm nhiều thông tin hơn.

Mạng xã hội cũng là 1 hình thức giáo dục hữu ích. Marketers có thể tìm ra đối tượng khách hàng trên các trang mạng xã hội, đồng thời tiến hành tương tác trực tiếp với họ.

6. Lắng nghe ý kiến cộng đồng

Lắng nghe ý kiến của mọi người về thương hiệu và ngành nghề bạn đang hoạt động thật sự rất quan trọng. Ngược lại, bạn sẽ vô tình đánh mất đi nhiều cơ hội quý giá.

Giả sử người dùng phản hồi về những vấn đề họ gặp phải với thương hiệu của bạn trên Youtube. Nếu sẵn sàng tiếp nhận những phản hồi ấy, bạn mới có thể nhận định và giúp họ giải quyết tốt hơn.

Tuy việc duy trì mối quan hệ với người dùng trên mạng xã hội xem chừng mất thời gian và không quá quan trọng. Nhưng ít ra nó phản ánh thương hiệu của bạn.

Và mọi người sẽ dành nhiều sự chú ý hơn khi bạn đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ. Còn hơn là tiết kiệm thời gian mà không ai quan tâm đến.

7. Phân khúc khách hàng hiệu quả

Trong các chiến dịch marketing, phương pháp tiếp cận khách hàng mục tiêu có vẻ nhỉnh hơn nhiều so phương pháp gửi email đồng loạt. Vì mọi người trong dữ liệu liên lạc có vị trí khác nhau.

Nếu là 1 marketer chuyên nghiệp, bạn chắc chắn sẽ biết nên hỏi gì để phân biệt những người đối tượng ấy với nhau.

Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh của doanh nghiệp mà bạn sẽ có những phân đoạn nhất định.

Hẳn là bạn phải phân ra điều gì ảnh hưởng đến các mối liên hệ của mình. Để tìm ra được, bạn chỉ cần yêu cầu họ chỉ ra những vấn đề họ gặp phải từ danh sách bạn đã liệt kê ra trước đó.

Từ đấy, bạn dễ dàng phân khúc khách hàng. Thông qua những trở ngại kể trên và xếp họ vào các nhóm khác nhau. Với mỗi vấn đề cần đưa ra các cách giải quyết riêng biệt. Và vai trò của marketing thực sự quan trọng trong việc đưa ra câu trả lời cụ thể, chi tiết cho mỗi người.

8. Thử nghiệm

Trong quá trình tìm hiểu về marketing như tôi thấy thì đây là một trong các hoạt động thú vị nhất trong quá trình marketing. Lần lượt thử nghiệm các phân đoạn trong chiến dịch marketing. Qua đó, giúp bạn nhận biết phần nào nên, phần nào không?

Bạn có thể làm 1 số thử nghiệm nho nhỏ bằng cách thay đổi màu sắc của CTA nhiều vị trí khác nhau. Hoặc là bạn kiểm tra cả 2 phiên bản của cùng 1 landing page. Hoặc là bạn sẽ phải loạn lên với việc kiểm tra lại toàn bộ website.

Với sự hỗ trợ của nền công nghệ web thông minh. Bạn sẽ biết được so với những khách hàng thân thiết, thì người dùng mới truy cập vào website mình lần đầu tìm kiếm những gì. Việc này có vẻ điên rồ nhưng mà tôi thích vậy.

9. Đo lường và phân tích

Vai trò của nhân viên marketing là phải thường xuyên theo dõi số lượng. Qua đó, thay đổi từng ngày và đo lường chúng một cách chuẩn xác.

Ngoài ra, còn phải xem xét cẩn thận kết quả của các chiến lược marketing. Cụ thể là số lượng trang đã trình chiếu, emails đã được thông qua, CTA/links được truy cập. Bài content được tải xuống và cả các tương tác, sự kiện diễn ra trên mạng xã hội.

Sau khi đã đo lường xong, bạn tiến hành phân tích “tại sao chúng ta không đạt được những mục tiêu đã đặt ra?”, “Tại sao chúng ta hoàn thành mục tiêu trọn vẹn?”, “Tại sao trang nào đó lại hoạt động tốt như vậy?”.

Đặt càng nhiều câu hỏi “tại sao” càng tốt. Hãy hỏi cho đến khi bạn tìm ra câu trả lời để tiếp tục duy trì điểm mạnh hoặc khắc phục điểm yếu tốt hơn.

10. Sáng tạo

Yêu cầu hàng đầu với marketers là sáng tạo. Nhưng bạn nên lưu ý tốt nhất không dùng sáng tạo trong cạnh tranh, mà dùng nó để khám phá nhiều điều mới mẻ. Rồi qua đó, thực hành chúng cách thiết thực.

Thế giới marketing muôn màu với hàng ngàn hình thức, xu hướng đa dạng. Thế nên cứ tự tin mà tạo ra nét riêng của mình thôi!

 

Kết luận: Marketing làm mỗi ngày là gì 10 Công việc Marketing làm mỗi ngày mà Trường Thành Real chia sẻ đến các bạn sẽ giúp ích được trong việc kinh doanh và vận hành doanh nghiệp.

Cám ơn. Chúc bạn thành công!

Liên hệ ngay: nếu bạn cần Thiết Kế Website, Marketing tổng thể. 

Vui lòng truy cập: Nguyentruongthanh.com để xem các dịch vụ và bảng giá.

Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/truongthanhreal.vn/

Hotline: 090 614 9978 – Trường Thành

 

Tổng hợp những kiến thức cần thiết trong Kinh Doanh và Marketing:

5/5 - (15 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *