Case study là gì? 7 bước viết business case giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi 2022

Case study là gì?

  •     Case study (Nghiên cứu trường hợp) là bảng phân tích một dự án, chiến dịch hoặc công ty trong đó làm rõ hoàn cảnh, đề xuất giải pháp, hành động cụ thể và xác định những yếu tố quyết định thành bại.

Tất nhiên là nội dung bên trong vẫn có chức năng quan trọng hơn hình thức. Về nội dung, bạn cần đảm bảo các yếu tố sau:

  1. Title hoặc Headline: Phần này nên tóm tắt thông tin về khách hàng, vấn đề họ gặp phải và kết quả đạt được.
  2. Tóm tắt: Thường dài 1-2 đoạn để tóm tắt nội dung case study.
  3. Khó khăn hay thách thức: Họ có gặp phải vấn đề gì trước khi đạt được mục tiêu?
  4. Giải pháp: Công ty và sản phẩm của bạn đã giải quyết vấn đề hay đem lại lợi ích gì cho khách hàng?
  5. Kết quả: Tốt nhất là dùng con số cụ thể để chứng minh kết quả

7 bước viết business case giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi

Bước 1: Tìm kiếm đối tượng mà case study hướng tới

Nếu bạn hiểu case study là gì thì Bước đầu tiên của mọi quá trình viết case study là quyết định bạn muốn viết về đối tượng nào. Đó có thể là tổ chức của bạn hoặc khách hàng.

3 yếu tố cần cân nhắc:

  • Khách hàng dùng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nhiều bao nhiêu?
  • Họ có nhận được trải nghiệm tích cực hay có một câu chuyện đáng nhớ không?
  • Trước đây họ có từng dùng sản phẩm của đối thủ rồi mới tìm đến bạn không?

Để có được thông tin này, hãy:

  • Trao đổi với đội ngũ sales xem có khách hàng tương lai nào sẵn sàng tham gia không?
  • Hỏi bộ phận chăm sóc khách hàng xem họ có tiếp nhận khách hàng nào đặc biệt không?
  • Dò hỏi từ khách hàng mới gần đây xem có ứng viên tiềm năng nào mua hàng từ bạn không?

Bước 2: Cần sự đồng ý của khách hàng trước khi viết case study về họ

Nếu bạn muốn dùng câu chuyện của khách hàng trong case study, bạn cần phải hỏi ý kiến của họ và được họ đồng ý.

Viết sẵn thư xin phép

Nếu cần tạo nhiều case study thì bạn nên viết sẵn thư xin phép khách hàng để tiết kiệm thời gian. Trong thư cần nói rõ:

  • Case study sẽ được thực hiện như thế nào?
  • Khách hàng sẽ nhận được gì từ case study?

Một số trường hợp còn phải yêu cầu khách hàng kí vào giấy cam kết là cho phép công ty được sử dụng thông tin của họ nhằm tránh những tranh chấp về sau.

Bước 3: Gửi khách hàng bảng câu hỏi sơ bộ

Sau khi khách hàng đồng ý tham gia case study, bạn nên tiến hành lập bảng câu hỏi sơ bộ. Bảng câu hỏi này sẽ cung cấp thông tin cần thiết để định hình câu chuyện trong case study.

Một số câu hỏi như:

  • Vấn đề bạn gặp phải trước khi dùng dịch vụ của chúng tôi là gì?
  • Tại sao bạn lại chọn dịch vụ bên chúng tôi thay vì đối thủ?
  • Dịch vụ của chúng tôi giải quyết vấn đề của bạn như thế nào?
  • Mục tiêu của doanh nghiệp bạn là gì?
  • Bạn có sẵn sàng chia sẻ dữ liệu, số liệu để chứng minh cho kết quả của mình không?

Bạn có thể thay đổi câu hỏi tùy theo cách người dùng sử dụng sản phẩm để lấy được câu trả lời hoặc câu nói đáng giá đưa vào nghiên cứu.

Và những câu hỏi phác thảo đó cũng là một cách để hiểu rõ đối tượng khách hàng doanh nghiệp đang nhắm đến. Từ đó xây dựng nên một chiến lược marketing hiệu quả đối với doanh nghiệp.

Bước 4: Định dạng câu hỏi phỏng vấn cho case study

Sau khi khách hàng điền xong bảng câu hỏi sơ bộ, tiếp đến bạn sẽ lựa chọn và liệt kê những câu hỏi phỏng vấn.

Câu hỏi phỏng vấn chất lượng sẽ mang về thông tin chất lượng để dùng trong case study. Hãy nhớ rằng khách hàng rất bận rộn nên bạn không thể hỏi quá chi tiết nhiều lần.

Dựa trên câu trả lời từ bảng câu hỏi ban đầu, bạn có thể đánh giá và phát triển các câu hỏi khác để có thêm thông tin. Sau đây là 25 câu hỏi thường được dùng trong phỏng vấn.

Tiếp cận khách hàng

Đây là 5 câu hỏi quen thuộc bao gồm:

  1. Lĩnh vực của công ty bạn là gì?
  2. Bạn đã dùng sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi trong bao lâu?
  3. Quá trình làm việc của bạn như thế nào?
  4. Nhóm/cty bạn có bao nhiêu người?
  5. Mục tiêu của nhóm/cty bạn là gì?

Vấn đề họ gặp phải khi viết case study là gì

Người tham gia đóng góp vào case study chắc chắn đã gặp phải vấn đề nào đó trước khi tìm đến công ty của bạn để tìm kiếm giải pháp mới.

Vì vậy hãy giúp khách hàng nhận rõ vấn đề của họ bằng 5 câu hỏi:

  1. Lần đầu tiên nhóm bạn nhận ra có vấn đề là khi nào?
  2. Những giải pháp bạn từng thử trước khi đến với chúng tôi là gì?
  3. Vấn đề của bạn phát sinh đột ngột hay phát triển theo thời gian?
  4. Làm thế nào nhóm của bạn quyết định cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài?
  5. Những yếu tố khiến vấn đề thêm rắc rối?

Những yếu tố giúp họ đưa ra quyết định

Biết được yếu tố nào giúp khách hàng chọn bạn không chỉ là thông tin quý giá đối với doanh nghiệp mới tiềm năng mà còn giúp bạn xác định nên đăng những loại thông tin nào sẽ thu hút người dùng.

  1. Bạn đã đọc hay xem thông tin nào để ảnh hưởng đến quyết định của mình?
  2. Bạn đã cân nhắc yếu tố nào khi tìm kiếm giải pháp?
  3. Và bạn đã tìm đến những công ty nào khác trước đó (nếu có)?
  4. Bạn đã thuyết phục nhóm thay đổi ý kiến chọn công ty chúng tôi như thế nào?
  5. Điều gì khiến bạn chốt quyết định chọn làm việc với công ty của chúng tôi?

Giải pháp của bạn đã giúp khách hàng như thế nào?

Trao đổi với khách hàng và hỏi họ giải pháp của bạn đã giúp họ giải quyết vấn đề trước đó như thế nào.

  1. Sản phẩm/dịch vụ nào đã giải quyết vấn đề của bạn?
  2. Sản phẩm/dịch vụ chúng tôi đã thay thế phần nào trong quá trình làm việc hiện tại của bạn?
  3. Loại sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi đã đơn giản hóa những công việc nào cho bạn?
  4. Bạn đã tiết kiệm được bao nhiêu thời gian?
  5. Sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi đã giảm bớt những công việc nào cho bạn?

Họ đã dùng sản phẩm của bạn như thế nào?

Câu hỏi này sẽ xóa bớt những nghi ngại của khách hàng mới về sản phẩm

  1. Nhóm của bạn ứng dụng sản phẩm vào công việc dễ dàng như thế nào?
  2. Quá trình làm quen với sản phẩm mới như thế nào rồi?
  3. Bạn đã áp dụng cách nào trước khi đổi qua chọn sản phẩm của chúng tôi?
  4. Khó khăn bạn gặp phải khi thay đổi là gì?
  5. Bạn có lời khuyên nào dành cho những ai đã và đang sử dụng sản phẩm của chúng tôi?

Kết quả họ đạt được là gì?

Kết quả nói lên tất cả, vậy tại sao không đề cập những con số cụ thể vào case study? Đừng quên là bạn không thể gom hết tất cả số liệu mình có. Hãy dùng 5 câu hỏi sau:

  1. Sau khi dùng sản phẩm của chúng tôi thì thời gian hoàn thành công việc được đẩy nhanh bao nhiêu?
  2. Chúng tôi đã giúp bạn đạt được mục tiêu như thế nào?
  3. Bạn có thấy được sự tăng trưởng vượt bậc trong số liệu không?
  4. Hiệu suất của bạn thay đổi thế nào kể từ khi sử dụng sản phẩm của chúng tôi?
  5. Kết quả tích cực bạn nhận thấy là gì?

Bước 5: Đặt lịch phỏng vấn

Bạn đã xác định xong đối tượng và chuẩn bị xong câu hỏi phỏng vấn? Bước tiếp theo còn đợi gì mà không lên kế hoạch phỏng vấn.

Đầu tiên là hẹn ngày phỏng vấn, sau đó chọn hình thức phỏng vấn.

  • Điện thoại: nhớ xin phép khách hàng cho dùng app ghi âm điện thoại
  • Video call: Nếu là Mac, dùng Quicktime sẽ tiện hơn nhiều, nếu là Windows, bạn có thể dùng Skype.
  • Gặp trực tiếp: Nếu khách hàng sống cùng khu vực thì đây là cách dễ dàng và riêng tư nhất.

Sau khi bạn và khách hàng thỏa thuận xong thời gian và địa điểm, hãy chuẩn bị sẵn sàng vật dụng như máy ghi âm hay giấy ghi chú (tất nhiên dùng máy ghi âm sẽ tiện và chính xác hơn rất nhiều)

Bước 6: Viết case study

Sau khi thu thập đầy đủ thông tin, giờ đã đến lúc tập hợp tất cả lại rồi điền vào template case study.

Viết title

Phần đầu tiên của các case study thành công là title phải thật hấp dẫn, bao gồm tên khách hàng và logo của họ. Subhead cũng nên ngắn gọn và bao gồm thông tin về sản phẩm khách hàng dùng để giải quyết vấn đề.

Title chất lượng cần:

  • Làm rõ đối tượng case study là ai
  • Giải thích những gì đã làm
  • Dẫn chứng số liệu kết quả

Tóm tắt

Tóm tắt dài khoảng 2-3 đoạn mô tả câu chuyện của khách hàng. Bạn cũng có thể thêm số liệu để chứng minh kết quả của case study.

Đối tượng trong case study là ai?

Tiếp theo cần xác định đối tượng trong case study. Ở phần này, bạn sẽ viết lại thông tin thu thập được từ bảng câu hỏi sơ bộ đầu tiên.

Vấn đề họ gặp phải

Trong phần này, bạn nên viết 2-3 vấn đề nghiêm trọng nhất của người tham gia case study. Bạn có thể tóm tắt thử thách mà họ gặp phải cũng như mục tiêu trước đó.

Bạn đã giúp họ như thế nào

Phần này sẽ trình bày giải pháp mà khách hàng sử dụng là gì, đồng thời nên nêu rõ những thay đổi mà bạn đã mang lại.

Quá trình và kết quả

Phần cuối của case study là quá trình kể từ khi khách hàng bắt đầu dùng dịch vụ của bạn. Đó có thể là quá trình họ đạt được mục tiêu hay có sự thay đổi trong số liệu …

Sử dụng hình ảnh trong case study

Hình ảnh sẽ giúp case study của bạn thêm thú vị và dễ đọc hơn. Dù là sơ đồ, logo hay hình chụp thì hình ảnh cũng sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kinh ngạc. Bạn có thể sử dụng canva để hỗ trợ phần này.

Bước 7: Quảng bá cho case study

Giờ bạn đã hoàn thành xong case study và khách hàng cũng đã duyệt bài. Đã đến lúc ra mắt case study cho mọi người cùng biết thông qua:

  • Xây dựng một trang web quản lý tất cả case study và testimonial.
  • Thêm case study và email campaign
  • Tạo chiến dịch trên mạng xã hội

Điểm tuyệt vời nhất của case study là dễ dàng kết hợp với các chiến dịch marketing khác.

Có thể sẽ hơi trừu tượng và khó hiểu. Tóm lại bạn có thể hiểu đơn giản case study là quá trình khảo sát khách hàng đối với doanh nghiệp của bạn. Qua đó để giúp bạn đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Liên hệ ngay: nếu bạn cần Thiết Kế Website, Marketing tổng thể. 

Vui lòng truy cập: Nguyentruongthanh.com để xem các dịch vụ và bảng giá.

Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/truongthanhreal.vn/

Hotline: 090 614 9978 – Trường Thành

 

Tổng hợp những kiến thức cần thiết trong Kinh Doanh và Marketing:

5/5 - (15 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *