Google Adwords (google ads) là gì?
Google Ads là kênh quảng cáo trả phí của Google. Bạn có thể tạo chiến dịch theo nhiều hình thức quảng cáo khác nhau. Nhưng mục đích cuối cùng là: Tìm kiếm khách hàng đến với sản phẩm/ dịch vụ của bạn, mang về lợi nhuận.
Đây được xem là kênh quảng cáo mang về kết quả cao với chi phí được tối ưu. (Tất nhiên là trong trường hợp bạn biết cách triển khai)
Có 6 dạng quảng cáo Google Ads
#1. Quảng cáo tìm kiếm Google Search
Hay còn gọi là quảng cáo tìm kiếm => tiếp cận đến những người tìm kiếm từ khóa trên Google.
Lúc này mẫu quảng cáo mà bạn đã thiết lập sẽ hiển thị đến người dùng khi họ tìm kiếm 1 từ khóa nào đó (Bạn có thể thiết lập).
#2. Google Display Network (GDN)
Là loại hình quảng cáo giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và bám đuôi khách hàng hiệu quả thông qua các banner hiển thị trên các website nằm trong mạng lưới đối tác của Google.
Quảng cáo ở những banner này sẽ:
- Có mối liên quan đến hành vi sử dụng những sản phẩm Google của khách hàng.
- Liên quan đến nội dung website mà khách hàng đang truy cập.
- Là những sản phẩm mà khách hàng đã từng truy cập, quảng cáo sẽ bám đuôi.
Như vậy, Google Display Network có công dụng tốt trong việc gợi nhớ thương hiệu, kích thích tò mò và nhắc nhở khách hàng về sản phẩm/dịch vụ mà họ quan tâm.
#3. Video Youtube Ads
Youtube cũng là sản phẩm của Google với lượng người dùng đông đảo, đây là mạng lưới chia sẻ video lớn nhất hiện nay và chưa có dấu hiệu bị soán ngôi bởi những ông lớn khác.
Chính vì thế Google cũng không bỏ qua việc khai thác quảng cáo ở đây.
GDN cũng được hiển thị trên Youtube, tuy nhiên hình thức mang lại nhiều hiệu quả hơn là Video Ads.
Video Ads xuất hiện trước hoặc trong khi video nào đó được phát, bạn có thể skip hoặc có những video 6 giây bạn phải xem hết:
- Quảng cáo Video Ads cũng xuất hiện khi người dùng tìm kiếm từ khóa trên Youtube
- Hay trên Youtube feed giao diện điện thoại
#4. Gmail Ads
Gmail Ads là dạng quảng cáo tiếp theo từ Google, đặc biệt phát huy tác dụng với những sản phẩm/dịch vụ tầm trung & đắt tiền. Ví dụ:
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Thẩm mỹ viện
- Xe cộ
- Trang sức
- Khóa tập gym
- Khóa học tiếng Anh
- Sản phẩm số
- Du lịch/nghỉ dưỡng
Ngoài ra Gmail Ads cũng phù hợp ở những ngách thuộc về công nghệ vì đối tượng người dùng ở những lĩnh vực này kiểm tra hộp thư Gmail thường xuyên hơn.
Gmail Ads sẽ hiển thị như một mail gửi đến địa chỉ thư của bạn và đứng trên các mail tự nhiên khác, xuất hiện trong 2 tab Social & Promotions.
Mẫu quảng cáo của Gmail Ads khá đẹp mắt gồm hình ảnh, câu chữ, có thể thêm video & nút kêu gọi hành động:
#5. Google Shopping Ads
Google Shopping đang là xu hướng quảng cáo cho những doanh nghiệp, cá nhân có website trực tuyến (online store).
Đây là sản phẩm mà Google xây dựng với quyết tâm trở thành nền tảng mua sắm trực tuyến với trải nghiệm tìm kiếm & mua hàng không thua kém các trang thương mại điện tử hàng đầu như Amazon, Ebay…
#6.Tiếp thị lại với Remarketing List
Để hỗ trợ quảng cáo bạn hiệu quả hơn, Google cho phép bạn tạo remarketing list để tiếp thị lại những người đã:
- Ghé thăm trang web của bạn
- Sử dụng app của bạn
- Xem video Youtube mà bạn upload
- Tệp email list bạn sở hữu
- … cùng nhiều tùy chỉnh khác
Trong paid traffic nếu bỏ qua tiếp thị lại (remarketing) thì đã bỏ lỡ gần 50% lượng sale có thể đạt được.
Chẳng hạn mình hay truy cập Grammaly, nên họ bám đuôi mình khi mình đọc báo mạng.
Những đối tượng đã từng ghé thăm website của bạn. Sử dụng ứng dụng hay xem video Youtube mà bạn upload, là lượng traffic tiềm năng hơn rất nhiều so với những người chưa từng tương tác.
Lúc này Google Ads cho phép chúng ta thực hiện những chiến dịch tiếp thị lại để bám đuôi họ. Nhằm mục đích thúc đẩy quá trình mua hàng của đối tượng mà bạn mong muốn.
Chi phí chạy quảng cáo Google Ads
Google Ads là loại hình quảng cáo mà bạn sẽ đấu thầu để đạt được 1 hành động cụ thể, chẳng hạn đấu thầu cho:
- Mỗi lượt click vào website: CPC
- 1000 lượt quảng cáo hiển thị: CPM
- Mỗi lượt view video: CPV
- Mỗi lượt cài đặt app: CPI
Không có chi phí cố định cho mỗi hành động đó, Google tính tóan chi phí dựa theo nhiều yếu tố khác nhau:
- Lĩnh vực, ngành nghề mà bạn chạy: Lĩnh vực cạnh tranh như BDS, thẩm mỹ, du lịch,..chắc chắn chi phí sẽ cao hơn.
- Giá thầu: Google sẽ ưu tiên những quảng cáo có thể chi trả nhiều chi phí hơn (Tức là đấu giá cao)
- Chất lượng trang đích: Landing page càng được tối ưu tốt, đặt người dùng của Google lên hàng đầu sẽ có chi phí rẻ hơn.
- Kết quả quảng cáo: Google dựa vào các tỷ lệ nhấp chuột, time on page, số chuyển đổi để tính toán lại giá phân phối. Nếu các kết quả này ngày càng tốt chi phí sẽ càng rẻ.
#Kết luận:
Tôi hy vọng những gì tôi chia sẻ có thể giúp bạn hiểu về Google Adwords là gì? Đặc biệt là các hình thức chạy quảng cáo Google Adwords là gì.
Nguồn ảnh: Internet
Cám ơn. Chúc bạn thành công!
Liên hệ ngay: nếu bạn cần Thiết Kế Website, Marketing tổng thể.
Vui lòng truy cập: Nguyentruongthanh.com để xem các dịch vụ và bảng giá.
Hotline: 090 614 9978 – Trường Thành
Tổng hợp những kiến thức cần thiết trong Kinh Doanh và Marketing:
- ROI là gì? Cách tính ROI trong hoạt động kinh doanh
- FACEBOOK ADS – 5 lý do và những lưu ý khi chạy quảng cáo
- Sự khác biệt giữa Marketing truyền thống vs Marketing hiện đại
- Quản lý tài chính với quy tắc 6 chiếc lọ
- 5 Lợi ích của quảng cáo Google Adwords 2022
- SWOT là gì? Chia sẻ về phân tích SWOT 2022
- Email Marketing là gì? 3 Phần mềm Email Marketing Hiệu Quả Cao!
- Google Adwords là gì? Các dạng quảng cáo của Google Ads
- 6 bước xây dựng Doanh Nghiệp thành công
- Quy trình 5 bước Email Marketing Hiệu Quả
- Khởi Nghiệp làm sao để kêu gọi vốn thành công
- Facebook Ads là gì? 3 hình thức quảng cáo Facebook Ads 2022
- WEBSITE KINH DOANH THỜI 4.0 – 2022 MỚI NHẤT
- Content Marketing là gì? Ý tưởng Content Marketing xu hướng 2022
- 7P Trong Marketing Mix là gì? Ứng dụng mô hình Marketing 7P – 2022
- SEO là gì? Lợi ích của SEO Website 2022
- Digital Marketer? Công việc Digital Marketing sẽ gồm những gì?
- Digital Marketing là gì? 10 hình thức điển hình Digital Marketing 2022
- 11 bước xây dựng thương hiệu
- Chiến lược marketing? 5 Cách xây dựng marketing chiến lược hiệu quả
- Case study là gì? 7 bước viết business case giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi 2022
- 4P Trong Marketing là gì? Ví dụ về marketing 4P
- 4 bước “Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh” hiệu quả
- Marketing Manager cần có những kỹ năng gì 2022
- Marketing Manager là gì? Vai trò của Marketing Manager 2022
- Marketing làm mỗi ngày là gì? 10 Công việc Marketing làm mỗi ngày
- Marketing ra trường làm gì? 11 bộ phận trong ngành marketing
- 6 Loại hình marketing – Nghành marketing làm gì?
- 6 Lý do doanh nghiệp phải triển khai marketing