5 tuyến cao tốc Long Thành Đồng Nai

Đồng Nai nằm ở Đông Nam Bộ, cùng với TP HCM. Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương tạo thành tứ giác trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với 3,2 triệu dân và 31 Khu Công Nghiệp, Đồng Nai trở thành một trong những tỉnh thành đứng đầu thu hút vốn nhà nước và vốn đầu tư nước ngoài.

Dự án Sân bay quốc tế Long Thành đã khởi công vào ngảy 05 tháng 01 năm 2021  với công suất thiết kế 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm sau khi hoàn tất 3 giai đoạn vào năm 2045. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại sau khi sân bay đi vào hoạt động cũng như giúp cho kinh tế vùng phát triển mạnh mẽ thì Nhà nước tập trung đổ vốn về đây để xây dựng và phát triển 5 tuyến cao tốc kết nối trực tiếp sân bay quốc tế Long Thành.

TRƯỜNG THÀNH REAL XIN CHIA SẺ VÀ TỔNG HỢP THÔNG TIN 5 TUYẾN CAO TỐC LONG THÀNH – ĐỒNG NAI ĐÃ VÀ ĐANG ĐƯỢC TRIỂN KHAI HÀNG NGÀY

 

1. CAO TỐC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – LONG THÀNH – DẦU GIÂY

Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây là đường cao tốc nối Thành phố Hồ Chí Minh với Đồng Nai. Có điểm đầu tuyến là nút giao thông An Phú, thuộc thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và điểm cuối là nút giao thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Đoạn Long Thành – Dầu Giây thuộc hệ thống đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông.

Dự án đường cao tốc được khởi công xây dựng vào ngày 3 tháng 10 năm 2009 với quy mô 4 làn xe trên tổng chiều dài 55,7 km. 

Chủ đầu tư là Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC). Với tổng mức đầu tư giai đoạn I: 997,67 triệu USD (tương đương 20.630 tỷ đồng). Dự án được sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).

Khoảng 20 km trong tổng số 55 km của đường cao tốc. Đoạn từ đường vành đai 2 đến Quốc lộ 51 phần thuộc tỉnh Đồng Nai đã được thông xe vào ngày 2 tháng 1 năm 2014. Ngày 29 tháng 8 năm 2014, thông xe nút giao thông vành đai 2 (phường Phú Hữu, Quận 9). Đoạn đường dài 4 km từ nút giao thông An Phú, Mai Chí Thọ (thuộc Quận 2) đến nút giao vành đai 2 được thông xe ngày 10 tháng 1 năm 2015. Toàn bộ đường cao tốc thông xe vào ngày 8 tháng 2 năm 2015, khi đoạn Long Thành – Dầu Giây hoàn tất thi công.

Đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây được chính thức vận hành toàn tuyến vào năm 2015. Từ khi đi vào hoạt động, đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Đã giúp kết nối giao thông, kinh tế các tỉnh miền Tây Nam bộ, Đông Nam bộ, TP.HCM và Tây nguyên.

Tuy nhiên, sau 5 năm đi vào khai thác, tuyến đường cao tốc này hiện rơi vào tình trạng quá tải. Theo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC). Thì vào năm 2015, tức năm đầu đưa vào khai thác, đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây phục vụ gần 10 triệu lượt phương tiện lưu thông. Tuy nhiên, đến năm 2019, số lương phương tiện lưu thông trên tuyến đã đạt khoảng 16,5 triệu lượt. Như vậy, mức tăng trưởng lưu lượng bình quân của tuyến cao tốc này đạt khoảng 10%/năm.

Hiện nay, trên tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe. Nhất là đoạn từ quốc lộ 51 về TP.HCM. Tình trạng kẹt xe diễn ra trầm trọng nhất vào các dịp lễ, tết khi lượng phương tiện lưu thông gia tăng đột biến.

Cao Toc Thanh Pho Ho Chi Minh Long Thanh Dau Giay
CAO TỐC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – LONG THANH – DẦU GIÂY

Từ thực tế này, UBND tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây từ 4 làn xe như hiện tại lên 10-12 làn xe theo quy hoạch đã được duyệt trước đây.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng. Đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây là tuyến giao thông trục chính kết nối với cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành sau này. Do đó, việc mở rộng quy mô tuyến cao tốc này sẽ đảm bảo việc kết nối hạ tầng giao thông. Đặc biệt là đồng bộ khi sân bay Long Thành đi vào khai thác.

Trong khi đó, theo Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, dự án Mở rộng đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Có mục tiêu chung là tạo đà, phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh. Phù hợp với quy hoạch và định hướng quy hoạch phát triển giao thông khu vực Đông Nam bộ. Từng bước hoàn chỉnh, hiện đại hóa mạng lưới giao thông đường bộ. Kết nối giữa các vùng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trong khu vực Nam bộ nói chung và các tỉnh Đông Nam bộ nói riêng theo hướng bền vững, lâu dài.

Về mục tiêu cụ thể, dự án sẽ giúp hoàn thành việc đầu tư mở rộng tuyến đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, phát huy hiệu quả của dự án kết nối khu vực Đông Nam bộ. Đặc biệt, hoàn thiện, kết nối sân bay Long Thành và các tuyến cao tốc, quốc lộ, giải tỏa ách tắc giao thông trong khu vực.

Do đó, phương án mở rộng đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây được đưa ra trên cơ sở kết hợp kịch bản đầu tư sân bay Long Thành và các tuyến đường trong khu vực theo quy hoạch liên quan đã được duyệt gồm: đường cao tốc Bến Lức – Long Thành; đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu; đường vành đai 3 (đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch); cầu Cát Lái; đường 25C và các tuyến đường sắt…

2. CAO TỐC BẾN LỨC – LONG THÀNH

Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành là tuyến đường cao tốc đang xây dựng thuộc tuyến đường cao tốc Bắc – Nam Việt Nam. Tuyến đường dài 57,09 km, nối huyện Bến Lức, tỉnh Long An với huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành được phát lệnh khởi công xây dựng tháng 7 năm 2014, dự kiến hoàn thành năm 2024.

Khi hoàn thành cao tốc Bến Lức – Long Thành sẽ giúp giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ không cần quá cảnh qua Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, dự án cũng góp phần làm giảm áp lực giao thông trên Quốc lộ 1, Quốc lộ 51 và rút ngắn thời gian đi từ Long An đến Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Khởi công tháng 7 năm 2015, toàn bộ tuyến đường được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, với 4 làn xe lưu thông và hai làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100 km/h.

Do điều kiện địa chất, thủy văn phức tạp, tuyến đường phải xây dựng hơn 20 km cầu và cầu cạn, trong đó có hai cầu lớn xây dựng theo kiểu dây văng là cầu Bình Khánh dài 2,76 km bắc qua sông Soài Rạp, nối huyện Nhà Bè và Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh, và cầu Phước Khánh dài 3,18 km bắc qua sông Lòng Tàu nối huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

Tổng vốn đầu tư toàn dự án giai đoạn 1 là 31.320 tỷ đồng tương đương 1,607 tỷ USD, bình quân lên tới 28,2 triệu USD/km. Đây là mức đầu tư cao kỷ lục so với các tuyến đường cao tốc khác trên thế giới.

Cao tốc dài 58km, có 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100km/h, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 31.320 tỉ đồng.

Theo lãnh đạo VEC, dự án đã đạt 80% khối lượng thi công nhưng phải dừng lại từ giữa năm 2019 do vướng mắc về chính sách liên quan đến nguồn vốn.

Vì vậy, khối lượng thi công mấy năm nay chưa tiến triển thêm. Một số nhà thầu dừng thi công và yêu cầu thanh toán khối lượng hoàn thành theo hợp đồng đã ký.

Tien Do Thi Cong Moi Nhat Duong Cao Toc Ben Luc Long Thanh
Tiến độ thi công mới nhất của cao tốc Bến Lức – Long Thành

Dự án chia thành ba đoạn, trong đó:

  • Đoạn 1 (đoạn phía Tây) dài 21,1km, gồm 5 gói thầu (A1, A2-1, A2-2, A3 và A4) sử dụng vốn vay của ADB (Chính phủ vay ADB và cho VEC vay lại), hiệp định vay vốn lần 1 đã hết hiệu lực sau ngày 30-6-2019. Các gói thầu đã dừng thi công từ tháng 7-2019 do chưa có vốn, khối lượng thi công đạt 87,2%.
  • Đoạn 2 dài 10,7km, gồm 3 gói thầu (J1, J2 và J3) sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản (Chính phủ vay thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA và giao cho VEC quản lý), hiệp định vay lần 2 có hiệu lực đến ngày 17-7-2024.

Các gói thầu đã dừng thi công từ năm 2019 do không được bố trí vốn, khối lượng thi công đạt 84,6%. Các nhà thầu Nhật Bản đề nghị chấm dứt hợp đồng hoặc yêu cầu thanh toán khối lượng hoàn thành và chi phí dừng chờ.

  • Đoạn 3 (phía Đông) dài 25,3km, gồm 3 gói thầu (A5, A6 và A7) sử dụng vốn vay của ADB (Chính phủ vay ADB và cho VEC vay lại), hiệp định vay vốn được gia hạn đến 31-12-2023. Đây là 3 gói thầu duy nhất được bố trí vốn để các nhà thầu đang triển khai thi công, tuy nhiên tiến độ thực hiện còn chậm.

Do vướng mắc kéo dài về chủ trương giao vốn đến nay chưa được giải quyết, dẫn đến VEC gặp rất nhiều khó khăn pháp lý trong quá trình hoạt động. Các dự án của VEC không được giao kế hoạch vốn nên không thể tiếp tục triển khai theo các hợp đồng, hiệp định vay đã ký với các nhà tài trợ và đang có nguy cơ bị phạt hợp đồng với các nhà thầu quốc tế.

Hiện Bộ Giao thông vận tải và VEC đang quyết liệt chỉ đạo các đơn vị khẩn trương khởi động thi công lại dự án để hoàn thành công trình vào cuối năm 2023, trong đó phấn đấu hoàn thành thông xe đoạn qua địa phận TP.HCM năm 2022.

Để thi công đáp ứng tiến độ dự án, Bộ Giao thông vận tải mới đây đề nghị TP.HCM chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện giải quyết các tồn tại, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thành bàn giao trong tháng 6-2022.

Trong bối cảnh dự án vành đai 3 TP.HCM giai đoạn 1 đang được Quốc hội xem xét thông qua chủ trương đầu tư trong kỳ họp lần này thì việc đẩy nhanh tiến độ cao tốc Bến Lức – Long Thành là rất cần thiết.

3. CAO TỐC DẦU GIÂY – PHAN THIẾT

Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây dài 99 km, có quy mô 4-6 làn xe, là dự án đường cao tốc đã được khởi công thuộc tuyến đường cao tốc Bắc – Nam Việt Nam phía Đông.

Đường cao tốc này nối Bình Thuận với Đồng Nai. Có điểm đầu tuyến tại Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và điểm cuối kết nối với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây tại xã Lộ 25, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

Tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đã được điều chỉnh quy hoạch với quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Trong giai đoạn 1, dự án sẽ xây dựng 4 làn xe có chiều rộng từ 25-27m. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án hơn 18.100 tỷ đồng. Trong đó chi phí xây dựng khoảng 11,000 ngàn tỷ đồng.

Dự án dự kiến hoàn thành trong 36 tháng xây dựng. Hệ thống công trình cầu gồm 68 cầu. Với 18 cầu trên đường cao tốc. 40 cầu vượt trực thông với đường cao tốc. 10 cầu trong nút giao liên thông. Đường cao tốc chính thức khởi công vào tháng 9 năm năm 2020 và dự kiến hoàn thành vào năm 2022. Tổng chi phí xây dựng dự kiến khoảng 750 triệu đô la Mỹ.

Khi hoàn thành, đường cao tốc sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Cũng như giải quyết tình trạng quá tải cho Quốc lộ 1 hiện tại.

Cao Toc Dau Giay Phan Thiet
TIẾN ĐỘ CAO TỐC DẦU GIÂY – PHAN THIẾT

Dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết dài 99km, khởi công tháng 9/2020. Hiện đạt 38,5% tiến độ, dự kiến hoàn thành cuối năm 2022. Sau 19 tháng thi công, đoạn đầu – kết nối với cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây. Thuộc huyện Thống Nhất (Tỉnh Đồng Nai) dần hiện rõ trục đường. Đây là nút giao quan trọng trong tổng 6 nút của cao tốc này.

Một số khó khăn về nguồn vật liệu đắp nền đường. Biến động giá vật liệu, thời tiết bất lợi, Covid 19, chậm bàn giao mặt bằng… là nguyên nhân khiến cao tốc chậm tiến độ. Tuy nhiên, các nhà thầu cam kết hoàn thiện dự án trong năm nay sau nhiều đốc thúc từ Bộ Giao thông Vận tải.

Cao tốc khi hoàn thành sẽ rút ngắn hành trình từ TP HCM đến trung tâm dịch vụ Phan Thiết – Mũi Né. CHỈ còn 2 – 2,5 tiếng thay vì 4 – 5 tiếng đi trên quốc lộ 1. Cao tốc góp phần kết nối sân bay Long Thành. Tạo nên trục giao thông liền mạch giữa TP HCM – Long Thành – Phan Thiết.

4. CAO TỐC DẦU GIÂY – LIÊN KHƯƠNG

Đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương là dự án đường cao tốc kết nối vùng Đông Nam Bộ với vùng Nam Tây Nguyên Việt Nam. Toàn bộ tuyến đường cao tốc dài khoảng 220 km. Bắt đầu tại nút giao Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Kết thúc tại chân đèo Prenn, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Đường cao tốc bao gồm đoạn Liên Khương – Prenn đã xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2008 và đoạn Dầu Giây – Liên Khương đang chuẩn bị xây dựng. Đường cao tốc thuộc quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn sau năm 2050.

Khi hoàn thành, đường cao tốc sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh Tây Nguyên, cũng như giải quyết tình trạng quá tải cho Quốc lộ 20 hiện tại.

Đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương dài 200,3 km. Điểm đầu đường cao tốc nối với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, và điểm cuối nối với đoạn Liên Khương – Prenn tại nút giao sân bay Liên Khương. Đường cao tốc được triển khai theo ba giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Dầu Giây (Thống Nhất), Đồng Nai– Tân Phú, Đồng Nai
  • Giai đoạn 2: Tân Phú, Đồng Nai – Bảo Lộc, Lâm Đồng
  • Giai đoạn 3: Bảo Lộc, Lâm Đồng – Liên Khương (Đức Trọng), Lâm Đồng

Toàn bộ đoạn cao tốc được quy hoạch xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 80–120 km/h. Dự kiến đoạn Dầu Giây – Liên Khuơng sẽ được khởi công vào quý 4 năm 2022. Dự kiến hoàn thành vào quý 1 năm 2025.

Ngày 27/12/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1848/QĐ-TTg. Về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch đã định hướng phát triển tuyến cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt.

5 Tuyen Cao Toc Long Thanh Dong Nai
5 TUYẾN CAO TỐC LONG THÀNH ĐỒNG NAI

Kể từ thời điểm này, nhiều nhà đầu tư lớn trong cả nước đã bắt đầu quan sát. Theo dõi sát sao mọi thông tin, diễn biến liên quan đến dự án cao tốc này để bắt kịp cơ hội đầu tư.

Đầu năm 2021, dư luận bắt đầu xôn xao trước thông tin xây dựng tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc trong giai đoạn 2021-2025. Theo phương thức PPP, có sự tham gia hỗ trợ góp vốn của Nhà nước.

Bắt đầu tư đây, một làn sóng đầu tư bất động sản đã bùng nổ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Bất chấp những rào cản về đi lại do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19. Nhiều nhà đầu tư cá nhân đã đổ về đây mua nhà đất khiến cho thị trường bất động sản Lâm Đồng diễn ra sôi động.

Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong cả năm 2021. Địa bàn tỉnh có 36.549 lô đất nền, 3.035 căn nhà và 48 căn hộ chung cư giao dịch thành công qua công chứng. Đây được xem là lượng giao dịch kỷ lục. Khi so sánh với lượng giao dịch bất động sản tại các tỉnh, thành phố khác nằm ở khu vực lân cận.

Không chỉ dừng ở việc mua bán, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh cũng diễn ra rất sôi động. Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng cho biết. Thời gian qua, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều cuộc đấu giá thu hút được nhiều người tham gia đến từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Theo báo cáo của Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh, một số tài sản giá đấu giá tăng gấp 2, 3 lần so với giá khởi điểm. Đơn cử như đấu giá quyền sử dụng đất tại địa bàn xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt; huyện Đam Rông; huyện Di Linh.

Gần một năm sau thời điểm Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc giao UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức thực hiện dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc. Dư luận lại tiếp tục xôn xao trước thông tin Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành trực tiếp kiểm tra. Thúc tiến độ triển khai các dự án cao tốc nêu trên.

Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Lâm Đồng khẩn trương thực hiện các thủ tục theo quy định. Phấn đấu khởi công đoạn cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc trong tháng 10/2022 và hoàn thành trong năm 2025.

Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm triển khai đầu tư xây dựng đoạn cao tốc Dầu Giây – Tân Phú đồng bộ với đoạn Tân Phú – Bảo Lộc.

Riêng về đoạn cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương. Ngày 12/1/2022, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phát đi văn bản về việc thẩm định và có ý kiến về hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương. Theo phương thức đối tác công tư, theo đề nghị của Liên danh nhà đầu tư T&T Group JSC – FUTA Group – Phương Thành.

Góp ý về hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương. Theo đề nghị của liên danh nhà đầu tư nêu trên, đa phần các sở, ngành và địa phương có liên quan đều cho rằng đầu tư dự án là cần thiết.

Cao Toc Dau Giay Lien Khuong
CAO TỐC DẦU GIÂY LIÊN KHƯƠNG

Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cho rằng việc đầu tư dự án giúp từng bước hoàn thiện hệ thống đường cao tốc nói chung và tuyến cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt nói riêng. Theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Qua đó kết nối giao thông vùng giữa các tỉnh Đông Nam Bộ và các tỉnh Tây Nguyên.

Đồng thời giảm tải áp lực giao thông cho Quốc lộ 20. Đảm bảo an toàn giao thông đường bộ; tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội. Mang đến lợi thế phát triển cho ngành du lịch của địa phương.

UBND huyện Bảo Lâm cũng cho biết phương án tuyến lý trình từ Km 131+300 đến Km 137+600 đi qua địa bàn xã Lộc An, huyện Bảo Lâm. Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển vùng huyện.

Bên cạnh việc thống nhất quan điểm đầu tư dự án. Nhiều đơn vị, địa phương cũng đã đóng góp thêm một số ý kiến nhằm hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục đảm bảo tiến độ triển khai thực hiện dự án. Đặc biệt là, được diễn ra thông suốt mà không gặp phải những khó khăn, vướng mắc liên quan về sau.

Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng đề nghị trong giai đoạn lập hồ sơ thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật của dự án cần khảo sát, đánh giá hiện trạng, địa hình để lựa chọn phương án tuyến và các điểm bố trí các nút giao thông để kết nối cho phù hợp. Hạn chế tối đa đến việc quản lý sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư tại các vị trí điều chỉnh.

Viện dẫn một số quy định của pháp luật có liên quan, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cho rằng dự án cần rà soát. Đánh giá cụ thể đối với trường hợp có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặt dụng (thuộc khu vực xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng).

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cũng cho rằng cần cập nhật dự án nêu trên (nếu được chấp thuận chủ trương đầu tư) vào Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) tỉnh Lâm Đồng theo từng giai đoạn dự án, đồng thời trình Bộ Tài nguyên và Môi trường và Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt để làm cơ sở thực hiện các thủ tục về đất đai liên quan theo quy định.

5. CAO TỐC BIÊN HÒA – VŨNG TÀU

Cao Tốc Biên Hòa – Vũng Tàu là tuyến đường có chiều dài 77.6 km (tuyến cao tốc 66km, tuyến đô thị 2,8 km, tuyến quy mô 8,8km). Thiết kế tiêu chuẩn cao tốc loại A, tốc độ 100 – 200 km/h với 6 làn xe. Tổng vốn đầu tư hơn 19,012 tỷ đồng. Hình thức đầu tư Công Tư (PPP). Khởi công Q1/2021 & hoàn thành năm 2025.

Tổng diện tích đất dùng để xây dựng cao tốc 588.5 hecta. Chia làm 7 nút giao liên thông, 13 cầu vượt dòng chảy (sông), 4 cầu vượt đường ngang & 19 cầu đường ngang vượt đường cao tốc.

Cao Toc Bien Hoa Vung Tau
CAO TỐC BIÊN HÒA – VŨNG TÀU

Cụ thể, Dự án Cao Tốc Biên Hòa Vũng Tàu sẽ chạy song song với QL51 với 2 điểm nối:

  • Điểm đầu nối với đường tránh Biên Hòa: Đi qua Võ Nguyên Giáp, đi qua Phước Tân, Tam Phước, An Phước, Long Đức, Lộc An, Long An, Long Phước, Phước Thái,  Tân Hiệp, Phước Bình thuộc tỉnh Đồng Nai
  • Điểm cuối nối với đường vành đai Bà Rịa: Đi qua Mỹ Xuân, Hắc Dịch,Tóc Tiên, Châu Pha (thị xã Phú Mỹ), Tân Hưng, Hòa Long, Long Tâm, Long Toàn, Long Điền, An Ngãi điểm cuối là nút giao thông Ông Từ thuộc Phường 12, thành phố Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu được chia làm 4 phân đoạn

  1. Đoạn Biên HòaLong Thành có quy mô: 4 làn xe
  2. Đoạn Long Thành – Tân Hiệp: 6 làn xe
  3. Đoạn Tân Hiệp – Phú Mỹ: 6 làn xe
  4. Đoạn Phú Mỹ – nút giao Quốc lộ 56: 4 làn xe

Dự kiến quý I/2023 khởi công, hoàn thành vận hành vào năm 2025. Nhà đầu tư được phép thu phí BOT trong thời gian dự kiến 24 năm 6 tháng.

Cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu được kỳ vọng giúp giảm tải áp lực cho Quốc Lộ 51, thuận tiện lưu thông hàng hóa khai thác tối đa cảng biển Cái Mép – Thị Vải (đang hạn chế giao thông mới chỉ khai thác 40% công suất). Tạo tuyến kết nối mới cho vùng Đông Nam Bộ & KCN tỉnh Đồng Nai, đặc biệt ngành du lịch Bà Rịa Vũng Tàu phát triển thuận lợi hơn.

Trong tương lai gần khi cảng hàng không quốc tế Long Thành được xây dựng & vận hành. Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu không thể thiếu trong vai trò quan trọng khai thác cảng hàng không lớn nhất cả nước này.

Ông Phạm Viết Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu nhấn mạnh, dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu giai đoạn 1 với mục tiêu hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ với đường cao tốc Bắc Nam và đúng thời điểm sân bay quốc tế Long Thành vận hành, trở thành tuyến đường huyết mạch kết nối Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các vùng kinh tế khác trong cả nước. Việc đầu tư và sớm triển khai dự án đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu là yếu tố quyết định cho sự thành công của mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2020-2025.

Do đó, ông Thanh đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu sớm giao nhiệm vụ cho một đơn vị làm chủ đầu tư, để khi Quốc hội thông qua, Chính phủ giao nhiệm vụ thì bắt tay ngay vào thực hiện các công việc theo chức năng. TP.Bà Rịa và thị xã Phú Mỹ chuẩn bị các tổ kiểm kê thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng đúng quy định về đất đai, bảo đảm ổn định cuộc sống của người dân, bao gồm cả tái định cư và bàn giao mặt bằng theo đúng tiến độ.

Cao Toc Bien Hoa Vung Tau 1
QUY HOẠCH XUNG QUANH CAO TỐC BIÊN HÒA – VŨNG TÀU

Dự án đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu có tổng chiều dài 53,7km. Sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 17.837 tỷ đồng. Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị phân chia dự án thành 3 dự án thành phần.

Trong đó, dự án thành phần 1 (từ Km0-Km16) có chiều dài khoảng 16km qua địa bàn tỉnh Đồng Nai. Dự án thành phần 2 (từ Km16-Km34+200) có chiều dài khoảng 18,2km kết nối với đường cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, đường cao tốc Bến Lức-Long Thành, tuyến kết nối sân bay Long Thành trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Riêng dự án thành phần 3 (Km34+200-Km53+700) với chiều dài khoảng 19,5 km trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 5.190 tỷ đồng. Trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khoảng 1.333 tỷ đồng. Ngân sách tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phải bố trí tối thiểu 666,5 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng cho dự án đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, đoạn qua địa bàn tỉnh.

Dự kiến, sẽ tiến hành chuẩn bị đầu tư trong năm 2022, giải phóng mặt bằng trong năm 2023, khởi công đầu 2023 và cơ bản hoàn thành trong năm 2025.

5/5 - (150 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *