TIỆN ÍCH XUNG QUANH SÂN BAY LONG THÀNH ĐỒNG NAI

Trường Thành Real xin chia sẻ đến quý nhà đầu tư thông tin cũng như tiện ích xung quanh của Thành Phố Sân Bay Long Thành 2025. Khu vực được thừa hưởng nhiều tuyến giao thông huyết mạch và nơi đây cũng đang được nhà nước đầu tư vốn công rất nhiều.

Don Vi Hanh Chinh Long Thanh

TỔNG QUAN HUYỆN LONG THÀNH

Diện tích huyện Long Thành là 431,02 km², gấp đôi diện tích thành phố Thủ Đức.

Dân số huyện Long Thành là 356.052 người (tính đến 2019), mật độ dân số 826 người/km2.

Các trục đường chính và tuyến cao tốc kết nối Sân bay Long Thành:

  • Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây
  • Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết
  • Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương
  • Tuyến quốc lộ 51
  • Cao tốc Bến Lức – Long Thành
  • Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Đồng Nai nằm ở khu vực Đông Nam Bộ, cùng với TP HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương. Tạo thành tứ giác lớn nhất khu vực trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với 3,2 triệu dân, 32 khu công nghiệp. Đồng Nai là một trong những tỉnh đứng đầu về thu hút đầu tư.

Hiện nay, trên khắp thế giới hầu hết các nước đang hướng tới mô hình thành phố lớn có quy hoạch trọng tâm là sân bay tầm cỡ quốc tế. Một khi thành phố sân bay được phát triển toàn diện. Có khả năng phát triển thành một khu đô thị đẳng cấp bậc nhất với thành phố sân bay. Nơi đây cũng là trọng tâm và rất nhiều tiện ích đi kèm cơ sở cộng theo như:

  • Các khu thương mại điện tử
  • Khu công nghiệp cao
  • Trung tâm hàng hóa
  • Trung tâm logistics
  • Các công ty xuất nhập khẩu các mặt hàng giá trị cao…

Đặc biệt, ở Long Thành có Sữa bò Long Thành là sản phẩm nổi tiếng đã và đang được nhiều người tiêu dùng biết đến thông qua hệ thống các điểm bán lẻ.

Trạm dừng chân khi trung chuyển và hệ thống các siêu thị lớn, vừa và nhỏ. Ngoài món sữa tươi truyền thống, sữa bò nguyên chất Long Thành. Còn là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn, thức uống bổ dưỡng cho mọi lứa tuổi như: Sữa chua, kem que, các loại bánh kẹo sữa khác…

Nằm trên tuyến quốc lộ 51 cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 51km về phía Vũng Tàu. Trại chăn nuôi bò sữa Long Thành từ lâu đã trở thành một điểm đến dừng chân ưa thích của hàng trăm khách du lịch. Thậm chí nhiều người còn xem đây là một điểm đến không thể bỏ qua trong tour du lịch tại Vũng Tàu trong mỗi chuyến đi.

Trại bò sữa Long Thành chỉ có một địa chỉ duy nhất nằm ở bên phải đường từ Sài Gòn đi Vũng Tàu. Theo nhiều người, các đặc sản tại trạm dừng chân này khá thơm ngon và hấp dẫn.

Trạm dừng chân Bò sữa Long Thành bày bán rất nhiều mặt hàng là đặc sản của vùng Nam Bộ. Bạn có thể mua trái cây như xoài, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt hay mít tố nữ tại đây. Mọi loại hoa quả đều rất tươi và ngon. Giá cả cũng không quá cao so với các nơi khác. Ngoài ra, nơi này cũng bán nhiều loại đặc sản khác như cơm cháy, tương, mắm hay khô cá… giá cả và chất lượng đều được đảm bảo.

Ngoài sữa tươi, trại Bò sữa Long Thành còn có rất nhiều các loại khác cũng được yêu thích như sữa dâu, sữa chua, sữa socola,..đều được làm từ sữa bò nguyên chất. Các loại sữa này cũng được yêu thích không kém gì sữa tươi. Không chỉ vậy, sữa bò tại đây còn trở thành nguyên liệu cho nhiều loại bánh, kẹo như bánh trứng, kẹo sữa, bánh sữa. Các loại bánh, kẹo này thường trở thành món quà mà nhiều du khách mua tặng hay thưởng thức trên xe khi đi du lịch Vũng Tàu.

Ngoài ra, trạm dừng chân Long Thành còn có cả kem hấp dẫn nhiều du khách. Kem ở đây chỉ có hai màu chính là trắng và nâu, màu trắng là kem sữa nguyên chất và màu nâu là kem sữa socola. Kem có vị mát, ngọt và béo từ sữa. Ngồi bên trong một dãy ghế, ngắm nhìn quang cảnh bên ngoài và nhâm nhi cây kem béo, ngọt mát lạnh khiến nhiều du khách thích thú khi đến đây nghỉ ngơi.

Bánh khi còn nóng sẽ rất thơm. Khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận được vị bùi, béo và ngọt từ sữa, bơ, đường. Người bán thường đặt bánh vào trong một hộp nhỏ, bạn có thể mua bánh về làm quà cho người của mình.

Khi đi du lịch tại Vũng Tàu, du khách hãy thử một lần ghé qua trạm dừng chân Bò sữa Long Thành để thưởng thức được những món ngon của địa phương.

Bên cạnh đặc sản nhiều món ngon ở Long Thành. Đặc biệt khi nhắc tới Long Thành thì ai ai cũng liên tưởng đến nhựa Long Thành. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có khoảng chục công ty ngành nhựa đang giao dịch. Trong đó có một số cái tên nổi bật như Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong, Nhựa An Phát, Nhựa Đồng Nai…

Nhiều năm trở về trước, so với các đại gia ngành nhựa dân dụng như Duy Tân hay Song Long. Thì cái tên Nhựa Long Thành còn khá xa lạ. Tuy nhiên trong những năm gần đây cái tên “Long Thành Plastic” đang được biết đến nhiều hơn. Nhờ bộ sưu tập siêu xe hàng trăm tỷ của Phó Tổng giám đốc công ty Phạm Trần Nhật Minh. Hay còn gọi là Minh “Nhựa”.

Nhựa Long Thành được thành lập từ những năm đầu của thập niên 90. Do ông Phạm Văn Mười làm chủ và đến năm 1996 thì chuyển đổi cơ cấu hoạt động thành công ty Nhựa Long Thành.

Sản phẩm chính của Long Thành Plastic là Pallet Nhựa, Sóng Nhựa. Thùng rác công nghiệp, Két Nhựa và phụ tùng, linh kiện điện tử. Trong đó, Long Thành là đối tác sản xuất két nhựa cho hàng loạt đại gia nước giải khát trên thị trường.

Những tên tuổi nước giải khát này bao gồm: Heineken, Bia Sài Gòn, Tiger, Saporo, Coca-Cola, Pepsi, Carlsberg, Biere Larue, Zorok, Number 1, Tribeco, Halida, Bia Hà Nội…

Ngoài ra, các sản phẩm nhựa của Long Thành còn là đối tác của nhiều tên tuổi trong ngành hàng thực phẩm khác như Vinamilk, Nestle, Masan, Vissan, Vina Acecook…

Một điểm tích cực của Nhựa Long Thành đó là có cơ cấu nguồn vốn khá lành mạnh, với tỷ lệ nợ phải trả luôn ở mức rất thấp, chỉ chiếm khoảng 7% tổng nguồn vốn. Trong khi đó, con số này là hơn 50% tại các doanh nghiệp ngành nhựa khác.

Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Long Thành Plastic đạt 881,3 tỉ đồng, được kiến tạo hầu hết bởi vốn chủ sở hữu – ở mức 819,5 tỉ đồng, tăng trưởng lần lượt 12% và 11% so với thời điểm đầu năm.

San Bay Long Thanh 24012022

* Cuối cùng điều mà khiến bất động sản Long Thành tăng đột biến đó là công trình trọng điểm quốc gia 

Cảng hàng không quốc tế Long Thành và cụm cảng biển Cái Mép – Thị Vải. Được xác định là những trung tâm phát triển chính của ngành hàng không và cảng biển trong tương lai. Do đó nhu cầu đầu tư, xây dựng hệ thống giao thông kết nối giữa “siêu” sân bay Long Thành và cụm cảng Cái Mép – Thị Vải là rất cấp bách.

Với quy hoạch đã được thông qua cùng các tính toán của địa phương và đơn vị liên quan, trong tương lai Cái Mép – Thị Vải sẽ trở thành “siêu cảng” ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030. Tầm nhìn đến năm 2050 vừa thông qua, Cái Mép – Thị Vải (CM-TV) thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT). Sẽ là 1 trong 2 cảng biển đặc biệt của cả nước, có chức năng là cảng cửa ngõ, cảng trung chuyển quốc tế.

Đủ sức đón “siêu tàu” trên 250.000 tấn. Trong đó, khu bến Cái Mép có chức năng là cảng cửa ngõ. Cảng trung chuyển quốc tế, có bến container, tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí. Đây là khu cảng có thể đón được tàu container có trọng tải từ 80.000 – 250.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện. Khu bến Thị Vải được quy hoạch phục vụ phát triển kinh tế – xã hội liên vùng, có bến tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng/khí. Khu vực này quy hoạch để đón tàu có trọng tải đến 100.000 tấn tại Phú Mỹ hoặc lớn hơn. Đón tàu 60.000 tấn tại Mỹ Xuân và 30.000 tấn phía thượng lưu cầu Phước An.

Sân bay Long Thành giai đoạn 1 đã chính thức khởi công xây dựng vào tháng 1 vừa qua. Theo dự kiến, đến cuối năm 2025. Dự án sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác với công suất 25 triệu lượt hành khách và 2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Theo lộ trình đầu tư, khi cả 3 giai đoạn của sân bay Long Thành hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác. Công suất phục vụ sẽ tăng lên đạt 100 triệu lượt hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Lúc đó, sân bay Long Thành sẽ là sân bay lớn nhất cả nước.

Đối với lĩnh vực cảng biển, hệ thống cảng biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đặc biệt là cụm cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải được đánh giá sẽ trở thành trung tâm cảng biển của vùng Đông Nam bộ trong tương lai. Trong những năm qua, khối lượng hàng hóa tăng trưởng ổn định. Riêng năm 2020 cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu đạt gần 113 triệu tấn, trong đó có hơn 7,5 triệu TEU container. Chiếm 16% tổng hàng hóa cả nước và chiếm 34% tổng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam. Đã tiếp nhận thành công một trong những tàu container lớn nhất thế giới hiện nay có trọng tải 214.121 DWT. Qua đó nâng tầm vị thế của cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu và của Việt Nam.

Với vị thế là sân bay lớn nhất cả nước trong tương lai và là cụm cảng biển nước sâu lớn nhất của cả nước hiện nay. Sân bay Long Thành và cụm cảng biển Cái Mép – Thị Vải có đầy đủ các yếu tố để trở thành những trung tâm phát triển ngành hàng không và cảng biển trong thời gian tới. Tiềm năng của 2 trung tâm ngành này sẽ còn được phát huy tốt hơn. Nhất là trong lĩnh vực vận tải hàng hóa khi xây dựng được hệ thống giao thông kết nối hoàn thiện.

Trong quy hoạch giao thông kết nối Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Không những đóng vai trò “chia lửa” cho quốc lộ 51. Mà đây còn là tuyến đường đóng vai trò kết nối chính giữa sân bay Long Thành và cụm cảng Cái Mép – Thị Vải.

Bên cạnh đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Đoạn đường sắt Biên Hòa – Cái Mép cũng là trục giao thông kết nối quan trọng giữa sân bay Long Thành với cụm cảng Cái Mép – Thị Vải đã được quy hoạch thực hiện. Với lợi thế về khả năng vận chuyển hàng hóa. Đoạn đường sắt Biên Hòa – Cái Mép được xem là một “mắt xích” quan trọng trong việc tăng cường khả năng kết nối. Vận tải hàng hóa giữa trung tâm của ngành hàng không là sân bay Long Thành và trung tâm cảng biển là cụm cảng Cái Mép – Thị Vải trong tương lai. Tuy nhiên, ngoài quốc lộ 51 đã được đầu tư xây dựng. Hiện nay, các trục kết nối quan trọng khác giữa sân bay Long Thành và cụm cảng Cái Mép – Thị Vải vẫn chỉ đang quy hoạch.

Sân bay quốc tế Long Thành là một sân bay quốc tế đang trong quá trình xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40 km về hướng Đông. Với công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm khi hoàn tất cả 3 giai đoạn, đây sẽ là sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai.

Đầu năm 2021, dự án Đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành giai đoạn 1 chính thức được khởi công thực hiện. Theo dự kiến, tháng 9-2025, sân bay Long Thành giai đoạn 1 sẽ được khánh thành và đưa vào khai thác. Trong giai đoạn 1 của dự án, sân bay Long Thành được quy hoạch xây dựng với công suất khai thác 25 triệu lượt hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Khi xây dựng hoàn thành toàn bộ, sân bay Long Thành sẽ đạt công suất 100 triệu lượt hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Thời điểm đó, sân bay Long Thành cũng sẽ trở thành sân bay lớn nhất của cả nước.

Trong khi đó số lượng khách quốc tế đến Việt Nam lại tăng nhanh qua từng năm, mức tăng trưởng lượng khách vào khoảng 15-20% trung bình mỗi năm và thị trường hàng không quốc nội đầy tiềm năng (dân số Việt Nam vào năm 2010 là hơn 89 triệu dân theo báo cáo của CIA nhưng chưa đến 20% người dân đi lại bằng đường hàng không). Ngoài ra, chính phủ Việt Nam nhận thấy rằng, cần phải có một sân bay với quy mô lớn nhằm cạnh tranh kinh tế với các cảng hàng không trung chuyển lớn khác trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung.

Vì thế, ý tưởng về 1 sân bay mới được ra đời nhằm thúc đẩy kinh tế vùng Nam Bộ và cả nước. Công suất tối đa của sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 25 triệu lượt khách mỗi năm. Nhưng kể từ năm 2010, trong những đợt cao điểm như Tết Nguyên đán hay nghỉ lễ, số lượt chuyến mỗi ngày đã vượt quá khả năng tiếp nhận 400 lượt chuyến mỗi ngày[5]. Năm 2015, sân bay này đã phục vụ 26,5 triệu lượt khách/năm, dự báo năm 2016 sẽ đạt mức 30 triệu hành khách/năm. Tốc độ tăng trưởng lượng khách trên 18%-20% mỗi năm.

San Bay Long Thanh 24012022 Phoi Canh

Đối với sân bay Long Thành, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức cho rằng, đây là công trình trọng điểm quốc gia, có vai trò cực kỳ quan trọng, không những kết nối Việt Nam với thế giới, mà còn kết nối các tỉnh, thành trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung, Đồng Nai nói riêng với các trung tâm kinh tế quan trọng của cả nước. Chính vì vậy, Đồng Nai xác định vị trí chiến lược của sân bay Long Thành cũng như tầm quan trọng của việc phát triển thành phố sân bay Long Thành là cần thiết, nhằm đưa tỉnh trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động trong tương lai.

Thành phố sân bay là cốt lõi của vùng đô thị sân bay, với vị trí từ sân bay Long Thành đến TP.HCM, đô thị lớn của Việt Nam chỉ mất khoảng 40 phút. Đây là một điểm vô cùng thuận lợi của sân bay Long Thành. Do đó, nếu có quy hoạch xây dựng tốt cho khu vực phụ cận sân bay Long Thành sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn. “Một lợi thế khác của sân bay Long Thành chính là việc nằm gần với hệ thống cảng biển nước sâu lớn của cả nước là Cái Mép – Thị Vải. Bên cạnh đó, hệ thống cảng biển của Đồng Nai cũng khá tốt nên sẽ cộng hưởng được sự phát triển về kinh tế”

“Đầu tiên phải quy hoạch sân bay Long Thành trở thành một cửa ngõ hiệu quả rồi sau đó mới quy hoạch một trung tâm logistics, tiếp đến là trung tâm công nghiệp và cuối cùng thì trở thành một trung tâm thương mại xung quanh sân bay. Phải đặt ra lộ trình quy hoạch 5 năm, 10 năm, 20 năm và 30 năm. Cuối cùng nó mới trở thành vùng đô thị sân bay” – GS Ha Hun Koo chia sẻ.

Nhận thấy Việt Nam cần phải có một sân bay quy mô lớn nhằm cạnh tranh với các sân bay lớn khác trên quốc tế và khu vực Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai có 1 vị trí quá thuận lợi, chính phủ Việt Nam đã định hướng sân bay Long Thành sẽ là một Cảng trung chuyển hàng không và là thủ phủ hàng không của cả nước cũng như trên quốc tế nhằm mục đích thu hút khách quá cảnh và các chuyến bay trung chuyển tại đây để thu lợi về kinh tế.

Ngoài ra tại đây sẽ là khu trung tâm dịch vụ hàng không trên quốc tế với nhiều dịch vụ như cung ứng xăng dầu, bảo trì, nâng cấp, sửa chữa máy bay… cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế. Do đó khả năng đóng góp phát triển kinh tế của sân bay Long Thành là rất lớn, theo nghiên cứu của hãng tư vấn Hansen Partnership của Úc thì sân bay Long Thành sẽ đóng góp được 3 – 5% GDP cả nước.

Khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động thì sẽ đảm nhiệm 80% tổng lượng khách quốc tế tính luôn cả khách quá cảnh trên các chuyến bay quốc tế và 20% khách quốc nội, trong khi đó sân bay Tân Sơn Nhất sẽ chủ yếu phục vụ các chuyến bay quốc nội với việc đảm nhận 80% khách quốc nội và 20% khách quốc tế nhưng không đảm nhận các chuyến bay trung chuyển cũng như khách quá cảnh trên các chuyến bay quốc tế. Tỉnh đặt mục tiêu để phát triển những sản phẩm nào thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực thì dựa trên mục tiêu đó để có quy hoạch cụ thể hơn. Tầm nhìn quy hoạch cũng phải đưa ra các mục tiêu cụ thể trong việc phát triển sân bay, các cảng biển lên đẳng cấp thế giới để thu hút các trung tâm phân phối, các công ty đa quốc gia đến và đặt trụ sở trong thành phố sân bay hay vùng đô thị sân bay. Từ đó, thu hút được nguồn lực phát triển.

5/5 - (20 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *