CẢNG CÁI MÉP THỊ VẢI

TRƯỜNG THÀNH REAL XIN CHIA SẺ THÔNG TIN VỀ CẢNG CÁI MÉP – THỊ VẢI

1. Thông tin cơ bản về Cảng Thị Vải – Cái Mép

Cảng Cái Mép – Thị Vải là một cụm cảng biển sâu ở Bà Rịa – Vũng Tàu, ở cửa sông Thị Vải và sông Cái Mép. Cảng Quốc tế Cái Mép (thị xã Phú Mỹ) được thiết kế để tiếp nhận tàu container có trọng tải lên đến 80.000 DWT . Với công suất thông qua đạt 600.000 – 700.000 TEU mỗi năm. Với chiều dài của cảng là 600m với tổng diện tích lên tới 49 hecta. Cảng Thị Vải cũng có khả năng tiếp nhận tàu hàng tổng hợp có tải trọng lên đến 75.000 DWT cho một lần chuyên chở. Công suất thông qua cảng đạt 1,7 – 2 triệu tấn mỗi năm. Tổng diện tích của cảng Thị Vải là 27 hecta.

Đầu thập niên 1990, nhận thấy những hạn chế của cụm cảng Sài Gòn. Chính phủ Việt Nam bắt đầu quan tâm tới xây dựng một cảng nước sâu mới phục vụ cho khu vực Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ. Cảng Thị Vải – Cái Mép được chọn lựa vì nó có độ sâu. Nằm gần khu vực hội tụ sản xuất ở miền Đông Nam Bộ, lại nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế từ Cảng Hồng Kông tới Cảng Singapore.

Tháng 11 năm 1992, quy hoạch tổng thể hệ thống cảng nước sâu Thị Vải – Vũng Tàu được phê duyệt và đến ngày 28 tháng 2 năm 1998, dự án được điều chỉnh và bổ sung. Tháng 8 năm 2005, trong bản quy hoạch chi tiết nhóm cảng Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà Rịa – Vũng Tàu, ở khu vực Thị Vải – Cái Mép được xác định là cảng cửa ngõ cho toàn vùng.

Ngày 26 tháng 10 năm 2020 Cảng Thị Vải – Cái Mép đã đón siêu tàu container có trọng tải 214,121 DWT của hãng Maersk (Đan Mạch).

Tàu Margrethe Maersk có sức chở lên đến 20.000 TEUs, với chiều dài 399.23m và rộng khoảng 59m. Cho thấy ngành hàng hải Việt Nam đã phát triển xứng tầm quốc tế, khi đón những siêu tàu lớn nhất trên thế giới.

Sự kiện tàu Margrethe Maersk cập cảng CMIT trở thành một trong những dấu mốc quan trọng của ngành hàng hải Việt Nam, cũng như của hệ thống cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải (thị xã Phú Mỹ). Với sự kiện này, CMIT trở thành một trong số khoảng 20 cảng lớn trên thế giới có đủ năng lực tiếp nhận tàu kích cỡ này, góp phần khẳng định vị thế của hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải (thị xã Phú Mỹ) trên bản đồ hàng hải thế giới.

Việc cảng CMIT đủ năng lực và được cấp phép tiếp nhận tàu trọng tải đến hơn 214.000 DWT, hạ tải cập cảng cũng có ý nghĩa đặc biệt, khi đó, hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ được xếp lên các tàu mẹ kích cỡ lớn đi thẳng đến các thị trường lớn như châu Âu, Mỹ mà không cần trung chuyển qua các cảng trung chuyển như Singapore, Malaysia… giúp tiết kiệm chi phí logistics, tăng tính cạnh tranh và giảm được thời gian chuyên chở từ đó hàng hóa sớm được tiếp cận với thị trường.

Cang Cai Mep Thi Vai

Theo thống kê, có khoảng 28% hàng container trên thế giới được thực hiện thông qua trung chuyển. Trong vấn đề này, việc hình thành trung tâm trung chuyển quốc tế tại cảng Cái Mép là tiềm năng phát triển đáng lưu tâm.

Qua đó, hàng hóa xuất nhập khẩu nhóm cảng biển số 5 sẽ không cần trung chuyển qua nước như 3 mà tới thẳng các cảng như Singapore, Hong Kong, các nước Châu Âu. Từ đó, tăng khả năng lưu thông hàng hóa, tăng hiệu quả đầu tư và nỗ lực đưa khu vực trở thành cảng trung chuyển có quy mô lớn hơn.

Cảng biển thành phố Hồ Chí Minh chỉ tiếp nhận cỡ tàu có sức chứa hơn 3.000 TEU là lớn nhất. Vì vậy, hàng container khi xuất nhập khẩu trong khu vực hầu hết đều phải vận chuyển qua các cảng trung chuyển của các nước khác trong khu vực. Điều này khiến mỗi TEU container xuất khẩu của Việt Nam sẽ tốn thêm gần 200 USD chuyển tải, bốc xếp tại các bến cảng trung chuyển.

Vì vậy, nếu xây dựng được trung tâm trung chuyển quốc tế tại cụm cảng Thị Vải – Cái Mép sẽ là giải pháp tiềm năng cho vấn đề này. Trong tương lai xa, nếu trung tâm trung chuyển nội địa Việt tại cụm cảng này được phát triển đồng bộ, gom hàng xuất nhập khẩu các vùng để đưa lên tàu mẹ thì việc Cái Mép – Thị Vải trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế là hoàn toàn khả thi.

2. Tốc độ phát triển Cảng Thị Vải – Cái Mép

Mức độ tăng trưởng của cụm cảng Thị Vải – Cái Mép rất ấn tượng trong khoảng thời gian qua. Cụ thể, mức tăng năm 2015, 2016, 2017 lần lượt là 28, 22.6 và 35%, liên tục nằm trong nhóm những cảng biển có mức tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới.

Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam đã đạt 427.05 tỷ USD trong chỉ 10 tháng đầu năm 2019. Một mức kim ngạch cao nhất từ trước đến nay. Và đa phần lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tạo nên kim ngạch đó đến từ Châu Âu, Châu Mỹ và được vận chuyển bằng được biển qua cảng Cái Mép – Thị Vải.

Theo Cục hàng hải Việt Nam báo cáo, đã có những chuyển biến tích cực giữa các cảng biển trong nhóm 5 và khu vực Cái Mép – Thị Vải trong năm 2019. Điều này được nhận thấy sau 5 năm triển khai Đề án nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác các cảng biển.

Cụ thể, khu vực cảng Thành phố Hồ Chí Minh đã có sự dịch chuyển hàng hóa sang các cảng mới ở Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong đó, hàng hóa qua cảng biển Vũng Tàu tăng từ 30.6% lên 34.1% (từ năm 2013 đến 2018). Trong đó, cảng Thị Vải – Cái Mép chiếm tỷ trọng lớn.

  • Quy hoạch tổng thể

Một trong những vấn đề nổi lên được nhiều đại biểu đề cập tại cuộc làm việc là tiềm năng rất lớn của tỉnh và các giải pháp để khai thác hiệu quả những lợi thế đặc trưng trong phát triển kinh tế biển, phát huy lợi thế là 1 trong 2 cảng biển nước sâu của quốc gia, nhất là hệ thống cảng biển đặc biệt Cái Mép-Thị Vải.

Trong định hướng phát triển Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2021-2025, một trong những mục tiêu lớn đã được tỉnh xác định là phát triển cảng biển và dịch vụ hậu cần cảng trở thành ngành kinh tế chủ lực của tỉnh, trong đó, có việc phát huy lợi thế của cụm cảng nước sâu Cái Mép-Thị Vải, qua đó hỗ trợ các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ khác phát triển, tạo sự phát triển bền vững, toàn diện, vững chắc cho địa phương, đóng vai trò là một cực tăng trưởng quan trọng không chỉ của vùng mà của cả đất nước.

Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021.

Theo đó hệ thống cảng biển Bà Rịa-Vũng Tàu thuộc nhóm cảng biển đặc biệt; với chức năng cảng cửa ngõ, trung chuyển quốc tế, có bến container, tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí, tiếp nhận tàu đến 250.000 tấn.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Nguyễn Văn Thọ, điều này đã khẳng định vai trò, vị trí của cụm cảng Cái Mép-Thị Vải. Cảng Cái Mép-Thị Vải là 01 trong 23 cảng trên thế giới có thể tiếp nhận tàu có trọng tải đến 250.000 tấn; thuộc nhóm 50 cảng biển có sản lượng khai thác container cao nhất thế giới;

Hằng năm đóng góp cho ngân sách Trung ương hơn 20.000 tỷ đồng thuế xuất nhập khẩu. Năm 2021, tuy có ảnh hưởng dịch bệnh nhưng tổng sản lượng hàng thông qua cảng Cái Mép-Thị Vải là 79 triệu tấn, tăng 4%, trong đó hàng container bằng tàu biển tăng 16,8%.

Tuy nhiên, hiện nay hệ thống Cảng Cái Mép-Thị Vải chưa đủ điều kiện để trở thành cảng trung chuyển quốc tế, chưa thu hút được các hãng tàu lớn và mất đi tính cạnh tranh với các cảng nước sâu khác trong khu vực và thế giới do thiếu các yếu tố: Các cảng đang bị chia cắt, cầu cảng chưa gắn kết, hàng hóa từ tàu nhỏ chuyển sang tàu lớn không có sự liên thông, chưa thật sự là cảng trung chuyển; thiếu một tổ chức kiểm tra chuyên ngành tại chỗ; thiếu một hệ sinh thái Logistics; thiếu một hệ thống giao thông kết nối liên vùng đa phương thức; chi phí logistics cao, thời gian thông quan kéo dài.

Do đó, tỉnh kiến nghị thúc đẩy hệ thống hạ tầng logistics, giao thông với các giải pháp như thí điểm cơ chế cảng mở tại cụm cảng container khu vực Cái Mép, thành lập Chi cục Kiểm định hải quan tại khu vực cảng Cái Mép-Thị Vải, triển khai dự án đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, đường vành đai 4, dự án đường sắt Biên Hòa-Vũng Tàu… và đặc biệt là dự án Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ với tổng mức đầu tư khoảng 19.200 tỷ đồng.

Dự án trung tâm logistics Cái Mép Hạ bao gồm: Trung tâm logistics và bến cảng Cái Mép Hạ (984,24ha); diện tích mặt nước (455,77ha); đất dự trữ kho năng lượng sạch (197,65ha); diện tích mặt nước tiềm năng (125,34ha).

Dự án có tổng diện tích 1.763 ha, trong đó có 936 ha đất rừng. Việc quyết định chủ trương đầu tư dự án này thuộc thẩm quyền của Quốc hội (do chuyển đất rừng trên 500 ha). Do đó, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành Trung ương ủng hộ và chấp thuận trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ.

Có thể nói, đây là một trung tâm trung chuyển hàng hóa tầm cỡ khu vực và thế giới, cùng với chức năng của một khu thương mại tự do. Dự án Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ là một phần không thể thiếu của cảng cửa ngõ trung chuyển quốc tế Cái Mép và phía nam Việt Nam.

 

5/5 - (27 bình chọn)
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *